Kiến thức xã hộiNo Comments

Hoán dụ là gì? Ẩn dụ là gì? Sự nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

Chúng ta đã được làm quen với các biện pháp tu từ trong văn học lớp 6. Tuy nhiên, đến tận cấp phổ thông vẫn có nhiều bạn hiểu sai về ẩn dụ, hoán dụ. Dường như họ chưa hiểu được nghệ thuật của tiếng Việt. Ẩn dụ là gì? Hoán dụ là gì? Ẩn dụ khác hoán dụ là gì?

 

Hoán dụ là gì? Ẩn dụ là gì? Sự nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

Hoán dụ là gì?

Theo Wikipedia, hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam. Bản chất của hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng, khái niệm khác. Hai bên có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn.

Hoán dụ là gì? Ẩn dụ là gì? Sự nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

Các kiểu hoán dụ thường gặp là gì

  • Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể

Thơ Nguyễn Du:

“Dàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”

Hoán dụ được dùng ở đây là “tay, mặt, gan”. Đây đều là các bộ phận của cơ thể người. Được sử dụng để gọi tên chủ thể là con người.

  • Dùng vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng

Thơ Nguyễn Bính:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.”

Ở đây thôn Đoài chứa người thôn Đoài. Thôn Đông chứa người thôn Đông. Hai từ “thôn Đoài, thôn Đông” dùng để chỉ con người hai nơi này. Hoán dụ giúp câu văn biểu cảm hơn.

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

Truyện Kiều – Nguyễn Du

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Ở đây có cả ẩn dụ hoán dụ. Hoán dụ là dựa vào sự liên tưởng gần gũi giữa các màu đỏ của quả lựu và màu đỏ của lửa.

  • Lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.”

Ở đây hoán dụ là gì? Ý nghĩa của việc một người không thể làm nên điều gì to lớn, mà cần có sự đoàn kết của tập thể. Hoán dụ “một cây” và “ba cây” bổ trợ cho ý nghĩa trừu tượng trên.

Ẩn dụ là gì

Theo wiki, ẩn dụ là biện pháp tu từ phổ biến nhất trong văn học Việt Nam. Bản chất của ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác. Hai bên có nét tương đồng. Mục đích tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ là gì? Ẩn dụ là gì? Sự nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

Các kiểu ẩn dụ thường gặp nhất là:

  • Ẩn dụ hình thức – giống nhau về hình thức

Vì mũi là một bộ phận cơ thể có dạng nhọn nên có thể gọi các bộ phận nhọn của các sự vật là mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi kim… hoặc như răng lược, lá cờ, lá bài, cánh tay…

  • Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

Chuyển tính chất của một vật sang một vật khác: gió gào thét, thời gian trôi mau…

  • Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

Ẩn dụ ở đây là người cha. Người cha ý chỉ bác Hồ. Người cha và Bác Hồ giống nhau về phẩm chất

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Nắng giòn tan: gợi cảm giác nắng to, nắng rực rỡ, khô ráo.

Có được cảm giác này nhờ sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác (nhìn) sang thính giác (nghe)

So sánh ẩn dụ với hoán dụ

Vậy sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ với hoán dụ là gì?

Giống nhau:

Đều là các biện pháp tu từ được tạo ra thông qua việc thay đổi tên gọi của sự vật này bằng tên gọi của sự vật khác nhằm tạo ra sự diễn đạt sống động và giàu sức gợi.

+ Bản chất cùng là sự thay tên gọi.

+ Đều dựa trên quy luật liên tưởng.

+ Mục đích: tạo ra sự diễn đạt sống động và giàu sức gợi ảnh hơn

Hoán dụ là gì? Ẩn dụ là gì? Sự nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

– Khác nhau:

Cơ sở liên tưởng khác nhau:

ẨN DỤ HOÁN DỤ
+Dựa trên sự liên tưởng giống nhau (tương đồng) của 2 đối tượng bằng so sánh ngầm.

Sự giống nhau này mang tính chủ quan, không tất yếu.

+Khi thực hiện phép tu từ ẩn dụ thì thường kèm theo có sự chuyển nghĩa.

+Dựa trên sự liên tưởng tương cận (gần gũi) đi đôi giữa 2 đối tượng không mang ý nghĩa so sánh.

Sự liên tưởng đi đôi nà mang tính khách quan, tất yếu.

+Không có sự thay đổi về trường nghĩa.

Xem thêm: Câu hỏi tu từ khác biện pháp tu từ như thế nào

Hoán dụ là gì? Ẩn dụ là gì? Sự nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

 

Comment closed!