An toàn thực phẩm-Cuộc sốngNo Comments

cu lun

 Củ lùn chứa khá nhiều các dưỡng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ, ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, bất ngờ là không có quá nhiều người biết và từng thưởng thức nó. Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến toàn thể mọi người những lợi ích cũng như các thông tin thú vị xoay quanh loại củ ngọt lành này.

Củ lùn là cây gì?

Giống cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường mọc thành bụi với chiều cao khoảng 1m, lá dài, màu xanh với nhiều tên gọi khác như “Củ năng tàu”, “Củ sâm lùn”. Đặc tính của củ lùn khá giống khoai tây, mọc thành chùm, hình tròn nhỏ, vỏ bên ngoài vàng nhạt, phần thịt trắng trong và lõi sẽ có mục đục hơn. Loại củ này thường được trồng ở những nơi có nền nhiệt cao, nhất là khu vực miền Tây Nam Bộ. Không như nhiều dạng rau củ quả khác, củ sâm lùn chỉ được thu hoạch 1 lần duy nhất trong năm, rơi vào tháng 11, 12 âm lịch kéo dài đến tháng 1, 2 của năm sau.

cu lun

Củ lùn có nhiều ở khu vực Miền Nam, tập trung chủ yếu tại Tây Nam Bộ

Công dụng của cây sâm lùn 

Củ lùn đóng vai trò như một loại dược liệu đông y, có nhiều lợi ích giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Cụ thể như:

Tạo dựng hệ tim mạch khỏe mạnh

Ngoài các loại Vitamin, hàm lượng cao chất xơ có trong củ sâm lùn giúp hỗ trợ quá trình đào thải cholesterol xấu LDL tại gan. Đồng thời, khi ăn loại củ này thường xuyên, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan đến hệ tim mạch như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,…

cu lun

Giá trị dinh dưỡng bên trong sâm lùn giúp tăng cường hệ tim mạch khỏe mạnh

Thanh nhiệt, lợi tiểu

Trong củ sâm lùn chưa đến 90% nước, do đó loại thực phẩm này có tác dụng bù nước, giải khát cực hiệu quả. Nước ép củ lùn đặc biệt hữu dụng người đang bị tiêu chảy hay sốt cao. Ngoài ra, theo đông y cổ truyền, củ sâm lùn có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh do nóng trong người như mụn nhọt, rôm sảy. 

Ngăn ngừa lão hóa, giúp căng mịn da

Ngoài các loại Vitamin nhóm A, B, K, sâm lùn còn cung cấp một hàng lượng Vitamin C cực kỳ cao, gấp 1,5 lần so với cam. Từ đó, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, chống oxy hóa và bảo vệ da khỏi sự ảnh hưởng của tia UV. Các nghiên cứu khoa học đã nhận định, dưỡng chất bên trong củ sâm lùn có khả năng hạn chế hoạt động lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các món ăn phổ biến từ củ sâm lùn

Không như những loại khoai thông thường, củ lùn dù nấu chín vẫn giữ được độ giòn tự nhiên với vị ngọt thanh, mọng nước. Nhờ đặc trưng khác biệt đó, nhiều chị em phụ nữ đã chế biến loại củ này thành vô số món ăn hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng. 

  • Củ sâm lùn luộc: Cách làm này sẽ giúp cho sâm lùn giữ được hương vị nguyên bản, làm cho người ăn cảm nhận rõ hơn sự độc đáo, lạ miệng. 
  • Gà hầm củ lùn: Nước dùng ngọt thanh, kết hợp cùng củ sâm béo giòn và phần thịt gà dai mềm, tạo nên một món ăn hấp dẫn, ngon khó cưỡng. Ngoài ra,dưỡng chất trong 2 loại nguyên liệu này còn có công dụng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng, hỗ trợ người đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe. 
  • Chè củ sâm lùn: Vị ngọt thanh từ đường phèn hòa quyện cùng hương thơm dịu nhẹ của củ sâm lùn, thêm chút gừng cay ấm nồng tạo mang đến cảm giác sảng khoái và thư giãn. Thưởng thức ngay một chén chè mát lạnh, sẽ giúp bạn giải nhiệt tức thì trong những ngày hè oi bức. 

Củ sâm lùn chế biến được nhiều món ăn cực thơm ngon

Luộc sâm lùn bao lâu thì chín?

Đối với những người chưa từng ăn củ lùn, sẽ khá hoang mang với khâu chế biển bởi loại củ này khi chín vẫn không có quá nhiều thay đổi về hình dạng và độ giòn tự nhiên. 

Thông thường, thời gian luộc hợp lý sẽ nằm trong khoảng từ 25 đến 30 phút. Bạn nên đổ nước ngập củ để đảm bảo củ chín đều và thêm 2-3 lá dứa để dậy mùi thơm. Sau khi nấu xong, hãy vớt củ ra, cho vào nước lạnh nhằm giúp phần vỏ dễ tách hơn. 

Với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xinh thế nhưng củ lùn lại đem đến rất nhiều giá trị về cả phương diện dinh dưỡng và ẩm thực. Vì thế nên, nếu có thể hãy mua và thử một lần thưởng thức loại củ này nhé!

Comment closed!