Thủ tục hôn nhânNo Comments

ly hôn chia tài sản

Ly hôn là gì?

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo bắt buộc của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ những trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất với trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Ví như 2 bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận mang nhau xử lý được đa số những nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Giả dụ vợ chồng sở hữu mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Pháp luật ly hôn thay đổi đáng nhắc trên toàn thế giới nhưng trong toàn bộ những nước, nó đòi hỏi bắt buộc với phán xử của tòa án hoặc cơ quan mang thẩm quyền khác theo 1 thủ tục pháp lý nhất định. Thủ tục pháp lý cho việc ly dị cũng sở hữu thể liên quan đến các vấn đề hỗ trợ vợ chồng, nuôi con, hỗ trợ trẻ em, chế tạo tài sản và phân chia các khoản nợ. Trong nếu 1 vợ 1 chồng là pháp luật, ly hôn cho phép mỗi bên với quyền kết hôn tiếp.

Trong khoảng từ năm 1971 tới 2011, năm đất nước châu Âu đã hợp pháp hóa ly hôn: Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cộng hòa Ireland và Malta. Hiện nay còn lại Philipin và Vaticanko mang quy định tố tụng dân sự ly hôn. (wikipedia)

  1. Thế nào là ly hôn đơn phương?

Khi muốn chấm dứt cuộc sống hôn nhân, các cặp đôi thường tìm đến giải pháp ly hôn. Khác hoàn toàn với ly thân (bởi ly thân chỉ là việc cả hai người không còn sống chúng với nhau nữa), ly hôn đồng nghĩa với việc sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân của cả hai người. Sau khi ly hôn cả hai chỉ còn liên quan đến nhau về mặt con cái, ngoài ra thì không còn bất kỳ mối liên hệ nào khác.

Vậy có thể hiểu ly hôn là gì? Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân dưới sự chứng nhận pháp lý của Tòa án. Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm dân sự có liên quan đến hôn nhân sẽ hoàn toàn được hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Yêu cầu ly hôn có thể đến từ hai phía hoặc xuất phát từ một bên vợ hoặc chồng. Trường hợp yêu cầu ly hôn xuất phát từ một phía thì được gọi là ly hôn đơn phương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết rõ hơn về những vấn đề xoay quanh khái niệm ly hôn đơn phương.

          Lý do dẫn đến việc ly hôn đơn phương

Nguyên nhân mà các cặp đôi quyết định chấm dứt hôn nhân thì có vô vàn lý do, có thể nói đến như do vợ/chồng ngoại tình, chồng có hành vi bạo hành, vợ chồng thường xuyên cãi vã, không có tiếng nói chung… Vấn đề chúng ta đang muốn đề cập ở đây là khi mong muốn ly hôn chỉ xuất phát từ một phía vợ hoặc chồng, người còn lại không muốn chấm dứt cuộc sống hôn nhân. Lý do để tiếp tục cuộc sống hôn nhân có thể là tốt nhưng cũng có thể là xấu.

Mục đích tốt là khi người còn lại muốn con cái họ có được một gia đình trọn vẹn có cả bố lẫn mẹ, hoặc đơn giản họ muốn sửa chữa những sai lầm của mình, hàn gắn những vết thương mà mình đã gây ra cho gia đình. Đúng là khi họ muốn đối phương cho mình một cơ hội để thay đổi hoặc họ không thể bỏ mặc người đã từng là bạn đời của mình. Vậy mục đích xấu là như thế nào, là sai mà không hối cải mà lại còn muốn nhanh chóng giải thoát, sai là khi cứ cố chấp níu giữ người không muốn quay lại, sai khi không dám chấp nhận sự thật vì sợ miệng lưỡi thiên hạ,… và còn nhiều lý do nữa.

  1. Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn bạn đọc cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  1. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  2. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, vợ hoặc chồng; cha mẹ và thậm chí cả người thân của một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích nhân đạo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, pháp luật có quy định về việc hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này, người vợ vẫn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn mà không bị hạn chế.

ly hôn nhanh 2019 hiện nay

ly hôn nhanh 2019 hiện nay

Thứ hai, về căn cứ ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện ly hôn theo yêu cầu của một bên:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  2. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, khi nộp đơn vợ/chồng phải chứng minh được sự tồn tại của một trong những căn cứ sau thì mới được Tòa chấp nhận ly hôn đơn phương:

– Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình đối với bên còn lại.

– Vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Vợ hoặc chồng đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích.

Do đó cần hiểu thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được.

– Tình trạng hôn nhân của vợ chồng được coi là trầm trọng khi vợ/chồng không biết thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau mà chỉ biết đến cá nhân mình, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần. Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích đã nhăc nhở hòa giải nhiều lần. Vợ/chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, được được người vợ/người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo mà vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

– Đời sống chung cùa vợ và chồng không thể kéo dài: Cần phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức độ trầm trọng như đã nêu ở trên hay chưa? Nếu thực tế đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn có quan hệ ngoại tình hoặc tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để biết rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài.

– Mục đích hôn nhân không đạt được: Được hiểu là không còn tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ giữa vợ và chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ hoặc chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ/chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau về mọi mặt.

ly hôn

ly hôn

Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Điều 28, Điều 35 và Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người nộp đơn xin ly hôn phải nộp đơn tại Tòa án quận/huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Ví dụ, nếu người chồng muốn nộp Đơn ly hôn đơn phương thì phải nộp đơn tại Tòa án nơi người vợ đang đăng ký cư trú(thường trú hoặc tạm trú).

Thứ tư, về thủ tục ly hôn đơn phương

– Hồ sơ ly hôn sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

+ Đơn yêu cầu giải quyết việc đơn phương ly hôn

+ Bản chính Giấy Đăng ký kết hôn (hoặc bản photo sao y/công chứng)

+ Bản sao Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú của hai vợ chồng (hoặc bản photo sao y/công chứng)

+ Bản sao CMND của hai vợ chồng

+ Bản sao Giấy khai sinh của các con (trong trường hợp hai vợ chồng đã có con chung)

+ Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng

Tuy nhiên, về bản chất ly hôn đơn phương là xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng. Cho nên, trong nhiều trường hợp người còn lại hay gây khó dễ bằng việc không cung cấp đầy đủ thậm chí còn tiêu hủy các giấy tờ cần thiết vì không muốn bên còn lại tiến hành thủ tục ly hôn. Nếu một bên vợ hoặc chồng nhất định không cung cấp các giấy tờ như: Giấy đăng ký kết hôn; Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú; CMND; giấy khai sinh của các con thì độc giả có thể xử lý như sau:

Ly hôn

Ly hôn

– Về sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú: Vợ/chồng có thể làm liên hệ với công an cấp phường/xã nơi mà vợ/chồng hoặc cả hai người đang sinh sống để nộp đơn xin xác nhận sự thường trú/tạm trú thường xuyên của bên còn lại hoặc của cả hai vợ chồng.

– Về giấy đăng ký kết hôn: Liên hệ với cơ quan hộ tịch quản lý về đăng ký và lưu trữ hồ sơ ĐKKH cấp xã/phường nơi mà đã cấp Giấy đăng ký kết hôn cho cả hai vợ chồng để xin trích lục và cấp bản sao.

– Về giấy khai sinh: Bộ phận hộ tịch cũng sẽ tiến hành cấp bản sao khi công dân có nhu cầu.

– Riêng đối với các giấy tờ về sở hữu tài sản chung của vợ chồng, CMND của vợ hoặc chồng nếu không có khi nộp hồ sơ ly hôn, thì tốt nhất nên trình bảy rõ hoàn cảnh của mình với bộ phận tiếp nhận đơn để Tòa án thụ lý đơn của mình. Về sau Tòa tất sẽ có yêu cầu độc lập đối với đương sự còn lại để cung cấp cho Tòa những giấy tờ còn thiếu. Bên cạnh đó, về nguyên tắc bạn có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng, nhân thân của vợ hoặc chồng,… (Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) mặc dù vậy kể cả trong trường hợp không có những chứng cứ đó nhưng bạn vẫn có thể nộp đơn ly hôn đơn phương và trình bày về hoàn cảnh thực tế của mình không thể có các giấy tờ trên trước Tòa và yêu cầu Tòa tiến hành thu thập các giấy tờ đó (Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Qua bài viết này, Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về ly hôn đơn phương cũng như ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì. Trong bài viết tới, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về trình tự, thủ tục khi tiến hành đơn phương ly hôn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề ly hôn và cần sự trợ giúp để có thể giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng cũng như đảm bảo được quyền lợi của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi  để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn mới nhất hiện nay

Comment closed!