An toàn thực phẩm-Cuộc sốngNo Comments

cach luoc tran chau

Một ly trà sữa ngon không thể thiếu những viên trân châu đen dai giòn, bóng đẹp. Nhưng nếu luộc sai cách, trân châu có thể bị cứng, nhão hoặc dính bết vào nhau, làm mất đi độ ngon vốn có. Bí quyết để trân châu mềm dẻo, thơm béo nằm ở từng công đoạn từ luộc, ủ đến ngâm. Hãy cùng khám phá cách luộc trân châu chuẩn chỉnh để mỗi hạt đều đạt độ dai giòn như ngoài tiệm!

Hướng dẫn luộc trân châu 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột năng: 100g
  • Bột cacao: 10g
  • Đường cát: 20g
  • Nước sôi: 60ml
cach luoc tran chau

Trân châu đen

Cách làm

  • Bước 1: Nhào bột

Rây bột cacao và bột năng vào tô lớn để loại bỏ cặn sau đó trộn đường vào hỗn hợp khô. Đổ từ từ 60ml nước sôi vào bột, dùng đũa khuấy đều để nước thấm hoàn toàn. Nhào nhanh tay khi bột còn nóng, tránh bị chai hoặc vón cục. Khi bột không còn dính tay, để bột nghỉ 30 phút.

  • Bước 2: Tạo hình trân châu

Rắc bột năng lên mặt bàn để chống dính. Chia bột thành từng khối nhỏ, lăn thành sợi dài cỡ đầu đũa. Dùng dao cắt sợi bột thành viên nhỏ. Rắc thêm bột năng khô lên bề mặt để tránh dính.

  • Bước 3: Luộc trân châu

Đun sôi một nồi nước lớn, thêm 2 muỗng đường cát. Khi nước sôi mạnh, thả trân châu vào, khuấy đều để tránh dính đáy nồi.

Để lửa lớn đến khi nước sôi trở lại, sau đó giảm nhỏ, đậy nắp và luộc 20-25 phút. Kiểm tra lượng nước, bổ sung kịp thời nếu cần.

cach luoc tran chau

Nên luộc trân châu trong nước đang sôi ở nhiệt độ cao rồi sau đó giảm dần

  • Bước 4: Ủ trân châu

Sau khi luộc đủ thời gian, tắt bếp nhưng không mở nắp. Ủ trân châu trong nước nóng khoảng 20 phút để đạt độ mềm dẻo tốt nhất.

  • Bước 5: Ngâm chân trâu với nước đá

Chuẩn bị thau nước đá lạnh. Ngâm trân châu vừa luộc vào 5 phút để tạo độ giòn, tránh dính.

  • Bước 6: Tạo vị ngọt

Bạn vớt trân châu ra bát lớn, trộn với nước đường đen hoặc siro đường nâu. Thêm một ít nước cốt cà phê để tạo màu đen óng và hương thơm đặc trưng.

 

Mẹo luộc trân châu không bị nát

  • Sử dụng lượng nước phù hợp

Bạn cần đổ nước vào nồi với tỷ lệ ít nhất gấp 7-10 lần lượng trân châu. Nếu lượng nước quá ít, trân châu sẽ không có đủ không gian để nở đều. Khi đó, các hạt dễ dính chặt vào nhau, gây hiện tượng chín không đều. Nếu trân châu bị dính thành khối, lớp bên ngoài có thể bị nhão trong khi bên trong vẫn cứng.

  • Tránh cho quá nhiều trân châu vào nồi cùng lúc

Bạn không nên đổ toàn bộ trân châu vào nồi cùng một lúc. Khi lượng trân châu quá nhiều, nhiệt độ nước có thể giảm đột ngột, làm chậm quá trình chín. Tốt nhất, bạn chỉ nên thả trân châu vào nồi với lượng tối đa khoảng 2/3 dung tích nước để đảm bảo độ chín đều.

  • Khuấy đều trong lúc luộc

Trong lúc luộc hãy dùng muôi hoặc đũa khuấy nhẹ nhàng và liên tục. Khi mới thả trân châu vào nước sôi, các hạt có xu hướng chìm xuống đáy nồi. Nếu không khuấy, trân châu dễ dính vào đáy, gây cháy khét hoặc vón cục. Khuấy đều giúp trân châu tách rời, chín đều và giữ được hình dạng tròn đẹp.

cach luoc tran chau

Trong lúc luộc trân châu bạn nên khuấy đều để tránh bị vón cục

  • Luộc trân châu trong thời gian vừa đủ

Bạn nên duy trì lửa lớn cho đến khi nước sôi bùng trở lại. Khi nước sôi mạnh, bạn hạ nhỏ lửa và đậy nắp, tiếp tục luộc trân châu trong khoảng 20-25 phút. Nếu luộc quá lâu, lớp ngoài của trân châu sẽ bị nát, làm mất đi độ dẻo dai cần thiết. Ngược lại, nếu thời gian quá ngắn, phần lõi bên trong có thể bị sượng, không đạt chuẩn độ chín mềm.

  • Ủ trân châu sau khi nấu để đạt độ dẻo 

Sau khi tắt bếp, bạn cần giữ nguyên trân châu trong nồi và đậy kín nắp. Thời gian ủ khoảng 20 phút giúp trân châu tiếp tục hấp thụ nhiệt, đạt được độ mềm dẻo lý tưởng mà không bị nhão.

  • Ngâm trân châu trong nước đá để giữ độ giòn dai

Khi kết thúc quá trình ủ, bạn vớt trân châu ra và thả ngay vào tô nước đá lạnh. Nước đá giúp trân châu săn chắc hơn, không bị dính vào nhau, đồng thời giữ được độ giòn nhẹ khi nhai.

Cách bảo quản trân châu sau khi luộc

Để bảo quản trân châu sau khi luộc nhằm duy trì độ dẻo dai và hương vị, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Làm nguội trân châu: Sau khi luộc chín, dùng rây vớt trân châu ra khỏi nước nóng. Ngay lập tức, ngâm chúng vào thau nước lạnh trong khoảng 5-10 phút. Việc này giúp trân châu không bị dính vào nhau và giữ được độ đàn hồi. ​
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng: Sau khi ngâm nước lạnh, vớt trân châu ra và để ráo nước. Cho trân châu vào hộp hoặc tô, đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát. Với cách này, trân châu có thể giữ được chất lượng trong vòng 1 ngày. ​
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Nếu muốn bảo quản lâu hơn, sau khi để ráo nước, cho trân châu vào hộp kín hoặc túi nylon buộc chặt. Đặt hộp hoặc túi trân châu vào ngăn mát tủ lạnh. Phương pháp này giúp trân châu giữ được độ tươi ngon trong khoảng 3-4 ngày. Khi muốn sử dụng, bạn có thể hâm nóng trân châu bằng lò vi sóng trong khoảng 1 phút hoặc luộc lại nhanh chóng để trân châu mềm dẻo trở lại.

Luộc trân châu tưởng chừng đơn giản nhưng lại là bước quyết định độ ngon của món đồ uống. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật luộc, ủ và ngâm đúng cách, bạn sẽ có ngay những viên trân châu dai giòn, thơm béo, không bị cứng hay bở. Hãy thử ngay cách luộc trân châu trên để tự tay làm nên những ly trà sữa chuẩn vị, hấp dẫn ngay tại nhà!

Comment closed!