Mới đây, rạp chiếu phim CGV đã bị dính một phốt đen. Một nhân viên CGV tung cảnh nóng của khách lên mạng khi chưa được cho phép. Hãy cùng xem các chuyên gia và dư luận nói gì xung quanh vụ lùm xùm này.
https://www.youtube.com/watch?v=B5fbZwoB0XA&feature=youtu.be
CGV tung cảnh nóng dấy lên hồi chuông cảnh báo vấn nạn xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng
Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào cũng đều phải đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng. Bởi lẽ khi vi phạm, khách hàng sẽ thấy bị tổn thương và xúc phạm nặng nề.
Khi khách hàng đã chi trả một khoản tiền để sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc khách hàng phải được bảo vệ.
CGV đã kịp đưa ra phản ứng ngay tức khắc nhưng vẫn có thể bị tẩy chay.
“Trong quá trình theo dõi camera tại phòng chiếu để tìm ví bị mất theo yêu cầu của khách hàng, nhân viên này đã chia sẻ hình ảnh ra ngoài. Sau sự cố trên, chúng tôi đã kiểm điểm nghiêm khắc nhân viên liên quan đến vụ việc bằng việc đình chỉ công việc tạm thời. Song song với việc mở cuộc họp để có quyết định cụ thể đối với hành vi của nhân viên này”, phía CGV cho hay.
Khách hàng hoang mang vì bị quay lại trong rạp chiếu phim
Ngay sau khi phát tán sự việc, nhiều người mới biết rằng thì ra rạp chiếu phim có camera. Bất ngờ đi đôi với lo ngại về vấn đề này.
Nhiều người hoang mang và bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội. Đa phần công chúng cho rằng, không biết đến vụ camera ở rạp chiếu phim. Và không ngờ lại có thể sử dụng hình ảnh khi chưa được phép như thế.
Cũng bởi vì không biết trong rạp chiếu phim có camera nên mới dẫn đến hành vi thái quá. Nếu như CGV cũng như các rạp khác báo trước với khách hàng thì sẽ có thể không dẫn đến cảnh này. Nếu như khách hàng được thông báo rằng họ được bảo vệ về tài sản qua camera quan sát thì họ cũng sẽ vui lòng. Đồng thời sẽ có những cư xử đẹp hơn ở nơi công cộng.
Bên cạnh đó là câu chuyện văn hóa nơi công cộng xuống cấp nặng nề
Một phần lý do nhân viên CGV tung cảnh nóng của khách là bởi họ thấy bức xúc. Con người Việt Nam đang làm sao vậy? Cũng bởi hành vi thái quá của khách hàng. Điều này cũng nói lên rằng, cư dân Việt Nam đang càng ngày càng làm xấu đi hình ảnh văn hóa trong chính đất nước ta.
Không chỉ là việc “mây mưa” trong rạp chiếu phim. Giới trẻ ngày nay “Âu hóa” sai cách dẫn đến nhiều hành động thiếu suy nghĩ. Những hành động quá khích ở quán trà sữa hồi tháng 4 vừa rồi của một cặp bạn trẻ cũng vậy. Dư luận đã chỉ trích vô cùng mạnh mẽ.
Thông thường dư luận rất thích “ăn” những tin nhanh và đáng chỉ trích. Thế nên, việc thiếu không gian để yêu của những cặp đôi khiến dân tình vô cùng nhức nhối. Có thể nói, văn hóa nơi công cộng của giới trẻ càng ngày càng quá đà. Điều này góp phần làm mất đi văn hóa nơi công cộng của đồng bào ta.
Chính những hành động không đẹp nơi công cộng đã đánh bại ý thức văn hóa con người và đẩy mọi chuyện đi quá xa.
Các chuyên gia đưa ra ý kiến bảo vệ phía khách hàng bị CGV tung cảnh nóng
Cụm rạp CGV không hề có quy định cấm hành vi nhạy cảm trong rạp chiếu phim. Khách hàng cũng chưa được thông qua về việc có camera thu lại quá trình xem phim của họ. Vì thế, CGV tung cảnh nóng là sự việc tố cáo mạnh mẽ quyền riêng tư của khách hàng đang bị xâm phạm.
Một luật sư cho hay, nhân viên của CGV đã vi phạm quyền đời sống riêng tư và quyền hình ảnh.
Bởi lẽ, người nhân viên đã không xin phép khi sử dụng hình ảnh của khách hàng. Cũng có nghĩa là việc đặt camera không vi phạm quyền hình ảnh. Nhưng có thể dẫn đến vi phạm quyền đời sống riêng tư.
“Bí mật đời tư là quyền của khách hàng, CGV cần phải tôn trọng họ. CGV bán ghế sweetbox và khách hàng mua nó như mua một không gian “đặc biệt”. Và ở đó, họ có quyền thể hiện sự riêng tư, đứng, ngồi hay nằm xem là quyền của họ. Việc theo dõi các hành động của khách hàng là không nên. Phát tán hình ảnh nóng càng là điều không thể chấp nhận”
Đôi nam nữ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trong sự việc này, tôi cho rằng hành vi của cặp đôi có thể vi phạm về khía cạnh văn hóa, đạo đức. Nhưng mặt khác hình ảnh của họ thuần túy là chuyện đời sống riêng tư, cá nhân. Vì vậy, việc ai đó phát tán hình ảnh thân mật của họ lên mạng xã hội là sai. Xâm hại đến quyền nhân thân của họ. Hành vi này là ác ý. Thậm chí có dấu hiệu xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm.
Đôi nam nữ bị phát tán hình ảnh có quyền yêu cầu rạp xác minh, xử lý trách nhiệm cá nhân và bồi thường thiệt hại về danh dự, quyền nhân thân đối với hình ảnh, bí mật đời tư của mình. Đồng thời có thể yêu cầu (thông qua tòa án nếu không đạt được thỏa thuận) những bên phát tán hình ảnh trên mạng xã hội phải gỡ hình ảnh đó.
Luật sư TRẦN HỒNG PHONG, Công ty Luật Ecolaw
Pháp luật bảo vệ quyền nhân thân
Tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền nhân thân và được pháp luật bảo vệ. Đó là: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32), quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34), quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (Điều 38).
Comment closed!