Một ngôn ngữ luôn có giọng chuẩn và không chuẩn. Tiếng Việt cũng vậy. Từ nhận thức sai về chính tả của từ ngữ mà rất nhiều người đã phát âm sai các từ tiếng việt. Tình trạng tiếng Việt kém tồn tại rất nhiều. Đây là một vấn đề quan trọng trong văn hóa. Tuy nhiên lại khó được sửa chữa. Do vậy, bài viết này TBTVN cập nhật đến các cụm từ mọi người dễ viết cũng như đọc sai chính tả. Ví dụ như dùm hay giùm là đúng. Hãy cũng tìm hiểu và đưa về cho mình những điều đúng đắn nhé.
Dùm hay giùm là đúng chính tả?
Xem thêm: Ngôn từ Việt Nam: Cám ơn hay Cảm ơn là chính thống
Việc một ngôn ngữ chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác dẫn đến nhiều sự sai lệch không đáng có. Như giới trẻ Việt Nam rất hay dùng từ mượn tiếng anh để diễn tả nhiều từ tiếng Việt. Điều này gây ra một hệ lụy không hề nhỏ. Đó là mất đi sự phong phú của tiếng Việt. Đồng thời làm ảnh hưởng đến tư duy hiểu về tiếng Việt sau đó. Ví dụ như một người thích dùng tiếng Anh để diễn đạt nhiều từ tiếng Việt. Sau đó họ có thể mất đi tư duy về từ tiếng Việt kia. Dẫn đến tình trạng quên từ, quên chính tả và quên cách diễn đạt bằng tiếng Việt. Không những thế, đôi khi điều này còn gây khó chịu đối với người đối thoại.
Việc xác định từ đúng là từ dùm hay giùm không phải là quá khó khăn.
Tuy nhiên các cụ nói không bao giờ sai:
“Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Câu nói mà chúng ta thường nghe lột tả rất đúng cách sai chính tả của người dân Việt Nam. Vì phong tục, giọng nói của mỗi vùng miền khác nhau đã tác động không ít đến việc sai chính tả của con người nơi đó.
Và để biết được dùm hay giùm đúng thì sau đây ta sẽ đi đến cụ thể hơn.
Theo từ điển tiếng Việt, từ giùm thường dùng phụ sau động từ, nghĩa là giúp, hộ. Nghĩa là từ giùm là đúng chính tả. Còn từ dùm là sai.
Ví dụ: xin giùm, chia sẻ giùm, bạn giúp giùm mình,…
Làm giùm tiếng anh chứ không phải làm dùm tiếng anh
Tương tự làm giùm hộ chiếu chứ không phải làm dùm hộ chiếu.
Ý nghĩa khi dùng từ “giùm”
Về ngữ nghĩa thì từ giùm được sử dụng khi muốn nhờ vả điều gì đó. Nó thể hiện sự trang trọng, cho nên người ta mới dùng chữ “gi”.
Còn dùm là từ sai chính tả. Tuy nhiên đây là từ địa phương của người miền Nam, do thói quen của họ hay thường nói giùm thành dùm. Nó chỉ được coi là đúng khi bạn giao tiếp thường ngày thôi nhế. Còn nếu dùng khi viết thì bạn phải dùng từ giùm mới đúng chuẩn.
Dùm hay giùm?
Cơ bản là về phát âm trong tiếng Việt thì cả 2 từ này đều được phát âm giống nhau. Nên chúng ta dễ hiểu lầm và dẫn đến tình trạng sai chính tả. Tuy nhiên thì các bạn vẫn có thể sử dụng từ dùm vì tiếng Việt không có thang chuẩn. Ngôn ngữ là của con người, con người hiểu được thì nó chính là ngôn ngữ. Đúng hay sai chỉ mang tính tương đối thôi. Do vậy mà các bạn đừng quá đặt nặng vấn đề khi sử dụng 2 từ này nhé.
Làm dùm hay làm giùm?
Làm giùm là đúng nhé.
Như đã nói ở trên, theo thói quen ngôn ngữ nên rất nhiều từ đã được thay đổi theo địa lý. Về ngôn ngữ phổ thông (ngôn ngữ chính của Việt Nam) thì các phụ âm đã được biến tấu gần giống nhau. Ví dụ phát âm phụ âm s thành x, x cũng đọc là x. Âm tr thành ch, ch vẫn là ch. Duy chỉ có âm l và n là không đồng bộ vào được. Việc các âm được biến tấu nhằm mục đích dẫn đến việc phát âm dễ dàng hơn. Cũng như các âm có vẻ dễ nghe hơn.
Đa phần phía Bắc Việt Nam là vậy. Nhưng có người dân ở Nam Định, Nghệ An, Thái Bình nói giọng và phát ẩm rất chuẩn. Âm nào đúng âm đó, không biến điệu. Vì thế nó đã trở thành điều kiện là nhận biết vùng miền sinh sống. Nhưng lại được nhận xét là không hay. Bởi cách luyến láy quá phức tạp và nặng nề.
Trên đây là bài viết về dùm hay giùm là đúng chính tả. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức về ngôn ngữ của Việt Nam. Cũng như trau dồi thêm kiến thức về chính tả để có thể sử dụng khi cần thiết.
Đi tới: Phẩm chất là gì?
Comment closed!