Khi học hóa học chúng ta sẽ không thể bỏ qua phản ứng oxy hóa khử. Đó là khi các chất phản ứng có các nguyên tử có trạng thái oxy hóa thay đổi. Hãy cùng xem FE2O3 + H2SO4 đặc nóng có phải là phản ứng oxy hóa khử không nhé? Và xem liệu phản ứng này có ra SO2 không?
Xem thêm: Axit picric vô cùng nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro
PHẢN ỨNG CỦA FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG
Đây là một trong những phản ứng hóa học bình thường
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
Nếu là Fe3O4 thì lại khác.
Fe3O4 là hỗn hợp FeO và Fe2O3 nhưng cho vào H2SO4 đặc nóng nên đều bị ôxi hóa lên số oxi hóa cao nhất là +3. Nếu là H2SO4 loãng thì số oxi hóa của Fe trong Fe3O4 là +8/3.
2Fe3O4 + 10H2SO4 -> 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG CÓ RA SO2 KHÔNG?
Đáp án là không nhé. Các bạn hay xem kỹ hai phương trình bên dưới.
Các chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng có sản phẩm là SO2 là Fe, Al, CuO, Fe2O3, Fe3O4, FeCO2
Phương trình minh họa:
Fe + H2SO4 –>Fe2(SO4)3 +SO2+H2O
Al + H2SO4 –>Al2(SO4)3 +SO2+H2O
CuO+H2SO4–>CuSO4 + H2O
Fe2O3 +H2SO4–>FeSO4+H2O
Fe3O4+H2SO4–>Fe2(SO4)3 +SO2+H2O
FeCO2+ H2SO4 –>Fe2(SO4)3 +SO2+H2O +CO2
PHƯƠNG TRÌNH FE2O3 + H2SO4 ĐẶC NÓNG
Khi cho sắt III oxit tác dụng với axit sunfuric đặc nóng ta sẽ được kết quả là sắt III sunfat và nước. cân bằng fe2o3 + h2so4 đặc nóng ta được phương trình sau:
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(rắn) (dung dịch) (rắn) (lỏng)
(không màu)
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng ta có các bài tập sau:
Cho các chất: H2S, S, SO2, FeS, Na2SO3, FeCO3, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên tác dụng được với H2SO4 đặc nóng?
Câu A. 6
Câu B. 8
Câu C. 5
Câu D. 7
Bài 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dd KMnO4. (2) Sục khí SO2 vào dd H2S. (3) Sục hỗn hợp khí NO2, O2 vào nước. (4) Cho MnO2 vào dd HCl đặc, nóng. (5) Cho Fe2O3 vào dd H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho SiO2 vào dd HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
Câu A. 3
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 5
Đáp án:
Bài 1: B
Cho các chất: H2S, S, FeS, Na2SO3, FeCO3, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2.
3H2S + H2SO4 → 4H2O + 4S
H2S + 3H2SO4 → 4H2O + 4SO2
2H2SO4 + S → 2H2O + 3SO2
2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 10H2O + 9SO2
H2SO4 + Na2SO3 → H2O + Na2SO4 + SO2
2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2 + 2CO2
10H2SO4 + 2Fe3O4 → 3Fe2(SO4)3 + 10H2O + SO2
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2
4H2SO4 + 2Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2
Bài 2: B
– Có 4 thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi – hóa khử là:
(1) 2H2O + 2KMnO4 + 5SO2 → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
(2) 2H2S + SO2 → 2H2O + 3S
(3) 2H2O + 4NO2 + O2 → 4HNO3
(4) 4HCl + MnO2 → Cl2 + 2H2O + MnCl2
– Các phản ứng không xảy ra phản ứng oxi hoa – khử:
(5) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(6) SiO2 + 4HF → 2H2O + SiF4
Hi vọng Quickhelp đã phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Comment closed!