1001 câu hỏiNo Comments

con ruoc

Bạn đã từng nghe nhiều về con ruốc, tuy nhiên bạn có biết rằng ruốc có hai loại phổ biến là ruốc biển và ruốc sông. Nếu bạn đang có hứng thú về hai loại ruốc này có thể tham khảo bài viết sau đây cùng Quickhelp nhé!

Đặc điểm chung của con ruốc

Con ruốc hay còn được gọi là con tép moi, tép biển, moi,…Nó là loại động vật giáp xác mười chân sống ở vùng nước lợ, nước mặn, nước ngọt. Con ruốc có hình dạng giống như một con tôm nhỏ, kích thước khoảng chỉ 10 – 40mm. 

Tuỳ theo từng loài và sự phân bố địa lý, màu trứng con ruốc sẽ có sự khác nhau. Theo tìm hiểu, trứng của loài Acetes japonicus thường có màu xanh lá cây khi được tìm thấy ở biển Ariake, Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Okayama lại không có màu sắc đặc trưng.

Nghiên cứu tại Hàn Quốc, loài Acetes chinensis thường có trứng màu cam. Ở vịnh Liaotung, Trung Quốc trứng Acetes chinensis lại có màu xanh lá cây đậm hoặc không có màu sắc đặc trưng. Còn ở Pohai, trứng loài này lại không có màu, mà trong suốt.

con ruoc

Ruốc thường được chế biến thành mắm ruốc – 1 loại mắm được sử dụng rất phổ biến tại nước ta

Phân biệt con ruốc biển và con ruốc sông

Con ruốc biển

Con ruốc biển thường tìm thấy ở khu vực biển nước mặn. Thông thường con ruốc biển có kích thước lớn hơn ruốc sông. Nếu như ruốc biển có kích thước lớn vài chục mm, thì con ruốc sông thường khá dưới 10mm.  Ruốc biển có hình dáng mảnh mai, uốn cong để di chuyển trong nước. Về màu sắc, ruốc biển có thể thay đổi với màu xanh dương, nâu nhạt hoặc tông màu tương tự. Ruốc biển có nhiều vào mùa Đông, trước hoặc sau tết.

Con ruốc biển tập trung nhiều ở các tỉnh giáp biển miền Trung, miền Bắc như Hạ Long, Quảng Ninh, Nha Trang, Phan Thiết,…Ở những vùng biển có độ mặn thấp như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,…con ruốc cũng xuất hiện.

con ruoc

Con ruốc biển

Con ruốc sông

Con ruốc sông thường sinh sống chủ yếu ở những vùng nước ngọt. Như đã nói ở trên nó sẽ có kích thước nhỏ hơn so với ruốc biển. Về hình dáng, ruốc sông tương tự như ruốc biển nhưng trông mảnh nhỏ hơn. Màu ruốc sông thường là vàng, nâu đỏ, nâu sậm, nâu hồng hoặc xám. Màu này có thể giúp chúng hoà trộn với môi trường sống nước ngọt, tránh được kẻ thù. Ruốc sông thường có theo mùa, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến hết tháng Giêng.

Con ruốc sông là đặc sản của nhiều tỉnh thành như Quảng Bình, Hải Dương,…

con ruoc

Con ruốc sông

Con ruốc bên cạnh dùng làm thực phẩm tươi sống còn được chế biến thành dạng khô, dạng quết, muối mắm,…để bảo quản dùng lâu dài. Ruốc khi ăn kèm với các món ăn khác mang đến cảm giác đậm đà, lạ miệng và mang đậm hương vị miền Trung.

Comment closed!