Đây là một trong những câu hỏi quen thuộc khi đi phỏng vấn. Hay đơn giản là khi đăng ký tham gia một chương trình nào đó, người ta cũng sẽ yêu cầu bạn nói về sở trường sở đoản của mình. Nhưng bạn đã biết sở trường sở đoản là gì hay chưa.
Sở trường sở đoản là gì
Có thể coi đây là hai yếu tố tồn tại song song đối với một con người. Hai yếu tố này đều được rèn luyện tích lũy qua thời gian. Nếu như tri thức giúp sở trường lớn mạnh thì thiếu kĩ năng làm ra nhiều sở đoản. Và chúng đều không có tính di truyền.
Định nghĩa sở trường
Có thể hiểu sở trường là chỗ mạnh, chố giỏi và sự thành thạo vốn có của một người. Theo thời gian, điểm mạnh ở lĩnh vực này có thể thay đổi theo hai chiều hướng. Nên sở trường có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu như không được bồi đắp thường xuyên.
Sự vốn có ở đây không phải là từ khi để ra mà là tính từ khi hành động. Nhờ có tri thức chúng ta sẽ càng am hiểu rộng, có chuyên môn vào lĩnh vực nào đó. Từ đó tạo thành sở trường. Sự năng khiếu có sẵn là tiền đề tốt để phát huy sở trường nhanh và mạnh mẽ hơn.
Sở trường và năng khiếu có giống nhau?
Có thể nói năng khiếu là một phần của sở trường. Năng khiếu tạo nên sở trường. Nhưng sở trường chưa chắc đã là năng khiếu.
Người có được năng khiếu bẩm sinh là điều vô cùng hạnh phúc.
Sở đoản là gì
Theo wiki, Sở đoản là chỗ yếu, chỗ kém vốn có của một người. Tuy nhiên, cũng giống như sở trường, sở đoản cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Nếu khi sinh ra, một người có giọng nói tốt nhưng lại hát không hay thì có thể rèn luyện để hát hay hơn. Đưa nó thoát khỏi sở đoản của bản thân. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bởi lẽ, đối với từng lĩnh vực, không phải cứ cố gắng là có thể làm tốt. Nhất là các lĩnh vực về nghệ thuật, đòi hỏi năng khiếu và tố chất cao.
Những cái không làm được hoặc lúng túng, chưa từng làm hay trong khả năng chỉ biết qua loa đều được coi là sở đoản.
Sở đoản có cả tính chất nhất thời và lâu dài.
Sở đoản là gì? Nếu nó không quá quan trọng thì không cần phải thay đổi. Nhưng nếu nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày thì cần phải thay đổi ngay lập tức.
Ví dụ cụ thể về sở trường và sở đoản là gì
Ví dụ sở trường
Sở trường tố chất: chơi violon siêu, đánh đàn ghita đỉnh, có tài hát bolero,…
Còn có sở trường về khả năng học hỏi: Có khả năng thuyết phục người đối diện, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt,…
Cao hơn là sở trường về kiến thức: kiến thức lập trình nâng cao, thành thạo 4 thứ tiếng,…
Ví dụ sở đoản
Sở đoản về tính cách: tính cách quá thẳng thắn khiến đối phương dễ ghét, nóng tính, hấp tấp, bảo thủ…
Tiếp đến là sở đoản về chuyên môn: kỹ năng vi tính kém, …
Ngoài ra còn có sở đoản hài hước: nấu ăn kém chỉ biết các món luộc cơ bản, hay nhầm lẫn màu sắc dẫn đến nhiều tình huống tấu hài, …
Xem thêm: Sự nhu nhược và cách loại bỏ sự nhu nhược của bản thân
Cách xác định sở trường, sở đoản của bản thân
Sở trường sở đoản của bạn được xác định tương tự như trên. Mỗi người lại có những sở trường sở đoản khác nhau.
Sở trường có khả năng về kiến thức, khả năng học hỏi và tố chất có sẵn của bản thân.
Sở đoản cũng có sự vụng về vốn có của bản thân, khả năng học hỏi kém,…
Cách viết sở trường sở đoản trong cv, khi đi xin việc
Dựa vào cách xác định sở trường sở đoản bên trên, chúng ta đi vào cách viết các thông tin này khi đi xin việc.
Sở trưởng bạn nên chọn ra từ 3 đến 5 sở trường mạnh nhất. Trong đó chú trọng vào sở trường về chuyên môn liên quan đến công việc bạn đang muốn ứng tuyển. Điều này sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay lập tức.
Còn sở đoản, bạn chỉ nên nói một ý. Trừ khi bạn cảm thấy các sở đoản của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Nếu không thì chỉ cần nói một ý về khả năng của bản thân là được.
Chúc các bạn xác định đúng sở trường và sở đoản của bản thân. Từ đó gây được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng và tìm được công việc phù hợp với bản thân!
Comment closed!