Laptop là sản phẩm công nghệ khá thân thuộc với bộ phận giới trẻ. Với mục đích đa dạng khác nhau, con người thường xuyên sử dụng sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng biết bên trong nó có gì. Nếu như bị hỏng thì phải làm sao? Đâu phải lúc nào cũng mang ra tiệm để sửa được! Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu xem, các bộ phận trong laptop có gì nhé. Bắt đầu cùng với vram.
Vram là gì?
Vram là viết tắt của Video Ram. Đây là một loại RAM đặc biệt hoạt động với bộ xử lý đồ họa của máy tính hoặc GPU.
Với card đồ họa onboard tích hợp trong chip bán cầu bắc hoặc trong CPU thì chúng lấy ram là vram. Card đồ họa onboard là card đồ họa tích hợp chip đồ họa trên bo mạch chủ của máy tính. Khi xem thông số một laptop, thông tin về card đồ họa này sẽ ghi “Intel HD Graphics”, “GMA 4500HD”… nếu máy tính dùng vi xử lý Intel, còn trên máy tính dùng vi xử lý AMD thì chip đồ họa mang tên ATI/AMD.
Với card đồ họa rời thì chúng lấy ram riêng. Hoặc cũng có thể lấy ram hệ thống.
GPU là con chip trên card đồ họa của máy tính. Con chip này có nhiệm vụ hiển thị hình ảnh được truy xuất ra màn hình. Dù có sự sai khác về mặt kỹ thuật, nhưng GPU và card đồ họa đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau.
Vram ở đây giữ thông tin mà GPU cần. Ví dụ như hiệu ứng ánh sáng cho phép gpu nhanh chóng truy cập và đưa video ra tới màn hình. Sử dụng VRAM cho công việc này nhanh hơn nhiều so với sử dụng RAM hệ thống bởi vì Video Ram nằm ngay cạnh GPU trong card đồ họa và được xây dựng cho mục đích cường độ cao này.
Cách tìm dung lượng Vram trên máy tính
Người dùng có thể dễ dàng xem số lượng VRAM trong Windows 10 bằng cách làm theo các bước sau:
1 – Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn phím Windows + I.
2 – Bước 2: Chọn mục System, sau đó nhấp vào Display trên thanh bên trái.
3 – Bước 3: Cuộn xuống và nhấp vào Display adapter properties.
4 – Bước 4: Một bảng điều khiển sẽ xuất hiện, chọn tab Adapter và tìm trong phần Information Adapter.
5 – Bước 5: Bạn sẽ nhìn thấy dung lượng VRAM bên cạnh Dedicated Video Memory.
Trong phần Adaptor Type, người dùng sẽ thấy tên NVIDIA hoặc card đồ họa AMD, tùy thuộc vào từng loại thiết bị. Nếu thấy AMD Accelerated Processing Unit hoặc Intel HD Graphics (gần giống như vậy). Điều này có nghĩa là hệ thống đang sử dụng đồ họa tích hợp.
Nâng cấp Vram như thế nào?
Việc nâng cấp Vram không hoàn toàn đơn giản. Bởi lẽ nó chỉ khả thi với một vài trường hợp.
Card đồ họa rời có thể thay thế hay nâng cấp bất cứ lúc nào. Nhưng card onboard thì không. Bởi hầu hết card đồ hỏa trên máy tính xách tay là không thể thay đổi. Chỉ có cách tăng Vram khi bạn cài đặt BIOS trên windows.
Còn với card đồ họa rời thì bạn đơn giản là thay cái khác có Vram cao hơn.
Hi vọng bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về card đồ họa và Vram.
Xem thêm: Widget là gì?
Comment closed!