Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều có ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống. Sự tiêu cực mà chúng đem lại khiến con người “thui chột” nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Hãy có sự nhận định đúng đắn để cuộc sống vui vẻ hơn.
Xem thêm: Phẩm chất là gì? các phẩm chất của con người trong tiếng anh
Tự Phụ Là Gì?
Theo từ điển tiếng Việt, tự phụ có nghĩa là tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình. Từ đó mà coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
Tự phụ đồng nghĩa với tự kiêu, tự mãn, tự ti, tự cao.
Tự phụ là thói xấu. Nếu bạn là một người tự phụ, bạn sẽ tự ảo tưởng về chính mình. Bạn biết mình có chút tài năng nhưng lại nghĩ mình là thiên tài. Bạn coi thường những người xung quanh. Từ đó dẫn đến sự khoác lác, huênh hoang khiến nhiều người ghét. Kẻ tự phụ thường ba hoa về bản thân. Nhưng lại không biết rằng người nghe thường coi thường thói tự phụ của mình.
Kẻ tự phụ khó có thể thành công lâu dài. Và tất nhiên sẽ không nhận được sự ủng hộ của số đông.
Biều Hiện Của Tự Phụ Là Gì
Bạn có thể nhìn thấy thói tự phụ xung quanh cuộc sống. Bởi nó biểu hiện rất rõ. Không hề lẫn vào sự tự trọng hay tự hào.
Tự hào là niêm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công. Là niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân.
Biểu hiện của tự phụ như sau:
Luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, luôn tìm kiếm sự chú ý.
Đưa ra lời khuyên khi không được hỏi.
Luôn đổ lỗi cho người khác.
Huênh hoang khi giao tiếp với mọi người, cho rằng ta đây là đúng.
Luôn khoe khoang thành tích cá nhân, thậm chí thổi phồng lên cho dù nó không thật sự như thế.
Tự cho mình là đúng, cãi ngang, không tham khảo ý kiếm của người khác.
Cảm thấy thành tích của mình không ai vượt qua được. Cứ dương dương tự đắc dậm chân tại chỗ, không có ý chí muốn tiếp tục tiến lên.
Bảo thủ là hệ quả đi kèm của tự phụ. Điều này là tất yếu.
Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giởi giang.
Và hệ quả của tự phụ là:
Bị nhiều người ghét.
Nhiều người xa lánh.
Bị nhiều người tẩy chay.
Các mối quan hệ chỉ mang tính chất xã giao.
Nguyên Nhân Của Tự Phụ
Khi con người ta dễ dàng đạt được những gì người ta mong muốn, và thành công không cần cố gắng nhiều, đáng nói nhất là nghe được những lời tán thưởng đề cao.Từ đó người ta bị hoang tưởng bởi người này tài sẽ có người khác tài hơn gấp bội. vì cho mình giỏi nhất họ sẽ ko học được những cái hay của người khác, lần lần họ sẽ bị thụt lại phía sau.
Tự Ti Khác Với Tự Phụ Như Thế Nào
Khi tự phụ là quá huênh hoang thì tự ti lại quá rụt rè.
Tự ti trái ngược với tự phụ. Khi một người tự đánh giá thấp bản thân mình, không ‘tôn trọng’ bản thân dẫn đến có nhiều cái nhìn tiêu cực về chính mình. Các hoạt động, hành động trong cuộc sống cũng vì thế mà dè dặt, không dám làm. Có thể nói người tự ti là người ‘gan bé’. Họ thiếu sự dũng cảm nhìn nhận bản thân. “Tự ti” là tự đánh giá mình thấp nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Vì thế mà ngại suy nghĩ, nói năng, hành động, ngại giao tiếp với mọi người.
Từ nhận thức sai lệch về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ trách nhiệm.
Sự tự ti cản trở thành công. Người tự ti sẽ mang sẵn tâm lý thất bại, không dám vươn lên, không dám đón đầu thử thách. Thì làm sao có thể tốt hơn được.
Tâm lí “tự ti” đi ngược lại tâm lí chung của số đông là ai cũng muốn khẳng định mình, muốn thành đạt trong cuộc sống. Do đó, “tự ti” là trạng thái tâm lí tiêu cực, chúng ta không nên có.
Biểu hiện của tự ti
Đi tới: Nhu nhược khác gì tự ti?
Kẻ tự ti không dám tin tưởng vào khả năng của chính mình.
Tự ti làm con người hoài nghi về chính bản thân.
Kẻ tự ti sợ thất bại, không dám làm, khó thành công.
Người nhút nhát, tránh xa chỗ đông người, khó giao tiếp.
Thường hay thoái thác trách nhiệm cá nhân.
Kết luận
Trong 3 đức tính “tự ti”, “tự phụ” và “tự trọng” thì chúng ta nên chọn “tự trọng” vì đó là đức tính rất đáng quý. Nó giúp chúng ta phát triển nhân cách, có ý chí và nghị lực vươn lên để thành công trong cuộc sống. Xin các bạn hãy nhớ cho rằng mất tiền bạc hay mất một thứ gì đó có thể kiếm lại được, chứ đánh mất lòng “tự trọng” thì người ta dễ dàng tha hóa và sa vào vực thẳm tội lỗi. Gương xấu của những thanh thiếu niên hư hỏng, của những cán bộ biến chất, tham nhũng mà báo chí và nhân dân lên án đã chứng minh cho điều đó.
Comment closed!